Giữa đại dịch: Ai khóc thầm, ai cười nụ

Giữa đại dịch: Ai khóc thầm, ai cười nụ

Giữa đại dịch: Ai khóc thầm, ai cười nụ

Giữa đại dịch: Ai khóc thầm, ai cười nụ

Giữa đại dịch: Ai khóc thầm, ai cười nụ
Giữa đại dịch: Ai khóc thầm, ai cười nụ

Giữa đại dịch: Ai khóc thầm, ai cười nụ

Thông tin thị trường - 19-03-2020 02:59:18 PM
Giữa đại dịch: Ai khóc thầm, ai cười nụ
Khái niệm "trong nguy có cơ" không chỉ đúng với ngành thương mại điện tử, mà đại dịch Covid-19 còn hứa hẹn doanh thu vượt trội của những nhà cung ứng thực phẩm chế biến.

Giữa đại dịch: Ai khóc thầm, ai cười nụ

Theo Tuy Hòa, báo Nông Nghiệp Việt Nam, Ngày 19/03/2020 , 09:05 

 Khái niệm "trong nguy có cơ" không chỉ đúng với ngành thương mại điện tử, mà đại dịch Covid-19 còn hứa hẹn doanh thu vượt trội của những nhà cung ứng thực phẩm chế biến.

Đại dịch toàn cầu Covid-19 càng ngày càng diễn biến phức tạp hơn. Các quốc gia châu Âu đã đóng cửa biên giới, và Việt Nam cũng dừng cấp thị thực nhập cảnh cho công dân nước ngoài.

Thị trường chứng khoán khắp nơi đều có một màu đỏ báo hiệu thực cảnh lo âu và viễn cảnh ảm đạm cho nền kinh tế thế giới.

Thế nhưng, có những ngành nghề lại tình cờ hốt bạc trong cơn hoành hành của virus corona, và chưa biết họ sẽ nộp thuế như thế nào, trong phong trào toàn dân ủng hộ phòng chống dịch Covid-19?

Ngân hàng Nhà nước đã quyết định hạ một loạt lãi suất điều hành gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử… buộc các ngân hàng cũng giảm lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng.

Đây là một bước đi phù hợp để tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là với một số lĩnh vực ưu tiên. 

Tuy nhiên, khi nhiều doanh nghiệp kêu cứu thì cũng có nhiều doanh nghiệp gặp được cơ hội vàng để phát triển.

Không khó để nhận ra, bên cạnh những đại gia như địa ốc, hàng không, du lịch thì những ngành dịch vụ như karaoke, massage, vũ trường… cũng đối mặt với khốn đốn. Người dân hạn chế đi lại, đã đẩy nhu cầu mua sắm qua mạng tăng cao. Quy định phải đeo khẩu trang mới được phục vụ, cũng không đủ yên tâm cho người dân đến siêu thị.

Vì vậy, họ ngồi nhà và đặt hàng qua điện thoại thông minh. Hàng loạt siêu thị khai trương dịch vụ mới mẻ, và khách hàng đăng ký đến lượt mình mua sắm cũng không ngừng tăng lên.

Đại diện Big C cho biết, chỉ nhận các đơn hàng qua điện thoại và miễn phí giao hàng khi hóa đơn từ 200.000 VND trở lên với địa chỉ giao hàng trong phạm vi 10km. Những đối thủ khác của Big C như Emart, Lotte, Aeon… đều tăng trưởng vượt bậc trong mùa đại dịch nhờ cung cấp tiện ích giao hàng tận nơi.

Cũng nắm bắt xu thế tiêu dùng này, bà Trần Thị Thu Hằng- Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Việt Nam cho biết đơn vị mình triển khai bán đơn hàng theo combo, mỗi combo rau, củ, quả, trứng, bánh phở… có giá từ 100.000 – 150.000 đồng và giao tận nhà. Hàng được công ty lấy từ trang trại, giảm bớt khâu trung gian để giữ được mức giá hợp lý..

Thương mại điện tử trở thành ngành nóng trước các giao dịch được thay đổi thời Covid-19. Dù sự kiện sách lớn nhất trong năm là Hội sách TPHCM 2020 không tổ chức, nhưng các đơn vị làm sách cũng không quá lo lắng vì đã có những kênh bán hàng trên mạng phát huy giá trị công nghệ.

Vài nhà sách online như Vinabook, Tiki hoặc Fahasa đều tự tin công bố doanh số tháng 2/2020 và nửa đầu tháng 3/2020 rất khả quan.

Vậy mà, oái oăm thay, những kênh bán hàng ưu đãi qua hình thức voucher lại gặp trở ngại. Bình thường, khách hàng ráo riết lên mạng săn lùng các phiếu giảm giá, nhưng trong đại dịch thì lại không cách nào có được voucher như mong muốn. Lý do, voucher trên internet phải phụ thuộc vào cánh cửa của dịch vụ trên mặt đất.

Nhà hàng và quán ăn tạm nghỉ thì voucher không thể sử dụng. Ông Nguyễn Thành Vạn An - Tổng Giám đốc Hotdeal thừa nhận: “Khi bắt đầu Covid-19, những dịch vụ đều tung ra khuyến mãi để lôi kéo khách hàng, nhưng đến khi virus corona lan rộng thì họ buộc phải co cụm lại. Sản phẩm voucher hiện nay rất ít, khiến đội ngũ giao hàng của chúng tôi cũng thất nghiệp!”.

Có hai lĩnh vực trong mùa dịch vẫn được ưu tiên hoạt động là ngân hàng và bưu chính. Nếu ngân hàng có được doanh thu từ giao dịch điện tử tăng cao, thì bưu chính lại phải chia sẻ lợi nhuận với lực lượng shipper đông đảo của các công ty giao hàng đang mọc lên dày đặc.

Trong tâm lý lo xa giữa mùa đại dịch, thì những đơn vị bảo hiểm lập tức giới thiệu sản phẩm ứng phó Covid-19.

Một ví dụ tiêu biểu phải kể đến gói “Bảo hiểm Corona và hỗ trợ viện phí”, gây ấn tượng bằng cam kết khách hàng tham gia được nhận ngay 20 triệu đồng đối với trường hợp khi có chẩn đoán dương tính với virus corona và được chi trả đến 300 triệu đồng trường hợp tử vong do nhiễm Covid-19.

Với những người không mua bảo hiểm, thì lại có xu hướng tích trữ và phòng bị. Các thiết bị y tế và sản phẩm tiêu dùng đều ăn nên làm ra trong đại dịch.

Từ giấy vệ sinh cho đến máy đo thân nhiệt đều bán chạy. Đúng là chuyện dở khóc dở cười khi những công ty “cò con” trong lĩnh vực y tế bỗng dưng phát đạt với các sản phẩm khẩu trang hay dung dịch sát khuẩn.

Người mua không còn cân nhắc tốt xấu đắt rẻ nữa, mà chỉ mong thu gom được nhiều khẩu trang và nhiều dung dịch sát khuẩn, đã giúp những đơn vị sản xuất rất nhỏ cũng có doanh số hàng tháng lên đến chục tỷ đồng.  

Mì ăn liền là mặt hàng bán chạy nhất hiện nay. Ảnh: AC

Bên cạnh các loại gia vị chế biến như dầu, nước tương, nước mắm, bột ngọt… thì các loại thực phẩm chế biến sẵn đều lên cơn sốt.

Riêng hai mặt hàng gạo và mì tôm thì chính quyền địa phương phải lên tiếng cam kết đáp ứng đủ nguồn cung cho người dân. Những thương hiệu lớn như Acecook đã hoạt động hết công suất và bán được hàng triệu sản phẩm mỗi ngày.

Có phạm vi hoạt động rộng hơn Acecook, những “ông lớn” trong ngành thực phẩm chế biến đều đang có nguồn thu khổng lồ từ thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.

 

Tin khác

Tin tức mới